Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Cơ giới hóa công nghệ khai thác than



Hiện nay, các mỏthan chủ yếu áp dụng công nghệ khai thác bằng phương pháp khoan nổ mìn thủ công,chống giữ bằng cột thuỷ lực đơn, giá thuỷ lực di động và gần đây là giá khungdi động. Các công nghệ này vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động, đặc biệt làtrong khấu gương, di chuyển cột, chuyển máng cào
Hiện nay, các mỏthan chủ yếu áp dụng công nghệ khai thác bằng phương pháp khoan nổ mìn thủ công, xe nang hang chống giữ bằng cột thuỷ lực đơn, giá thuỷ lực di động và gần đây là giá khungdi động. Các công nghệ này vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động, đặc biệt làtrong khấu gương, di chuyển cột, chuyển máng cào... Bên cạnh đó, việc khai thácthan hiện nay vẫn dựa chủ yếu vào sức người, những năm gần đây, tình hình mấtan toàn trong khai thác than vẫn đang là một vấn đề chưa khắc phục được. Để giảmthiểu tình trạng mất an toàn trong khai thác than, nhiều doanh nghiệp đã nhậpkhẩu công nghệ cơ giới hoá hầm lò nhưng kinh phí đầu tư vẫn hạn chế trong việc đồngbộ hóa công nghệ.
Ông Nguyễn Anh Tuấn- Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ mỏ cho biết, đứng trước vấn đề này, Viện đãtiến hành nghiên cứu và cho ra đời công nghệ khai thác than cơ giới hoá đồng bộbằng máy khấu Combai. Công nghệ này ra đời không chỉ đảm bảo an toàn lao độngcho công nhân khai thác than hầm lò mà còn nâng cao được sản lượng khai thácthan nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nước ta. Đây là một sản phẩm nằmtrong đề tài "Nghiên cứu lựa chọn công nghệ cơ giới hoá khai thác và thiếtkế, chế tạo loại dàn chống tự hành phù hợp áp dụng đối với điều kiện địa chất cácvỉa dày, độ dốc đến 350 tại vùng Quảng Ninh”. Với dây chuyền kỹ thuật kết hợpgiữa máy cắt vỉa than Combai với dàn chống di chuyển tự động, công nghệ này đãkhắc phục được nhược điểm về giàn chống. Bởi giàn chống công nghệ truyền thốngvốn là giàn chống cố định nên chiếm một suất đầu tư lớn trong công nghệ khai thácthan. Bên cạnh đó, việc cơ giới hoá trong công nghệ khai thác than đã giúp hạnchế việc dùng trực tiếp sức người vào khai thác nên làm giảm đáng kể tai nạnlao động.
Sau quá trìnhnghiên cứu, viện đã đưa công nghệ vào khai thác thử tại Công ty than Vàng Danhvà đã đạt được những thành công lớn. Sản lượng khai thác than của công ty luôn đạtkhoảng 300.000 tấn/năm. Đồng thời, công nghệ này cũng góp phần nâng cao mức độtập trung hoá sản xuất trong các hầm lò, giảm tổn thất tài nguyên và đặc biệt đảmbảo an toàn cho công nhân... Đặc biệt, so với giá nhập khẩu, công nghệ này còngiúp tiết kiệm đến 28%, trong khi hiệu quả khai thác không thua kém công nghệnhập từ nước ngoài.
Ông Nguyễn Anh Tuấncho biết, hiện nay viện và Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu đã ký hợp đồngtrong thời gian 8 năm, với tổng giá trị 240 tỷ đồng, quy mô công suất khai tháctrung bình 450.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, viện vẫn tiếp tục hoàn thiện, nhân rộng,phát triển mô hình công nghệ này ra các khu vực có điều kiện áp dụng tại các mỏthan với quy mô công suất khai thác trung bình đạt 300.000 - 450.000 tấn/năm ởcác than hầm lò của Công ty than Thống Nhất, Hà Lầm, Vàng Danh, Nam Mẫu và mộtsố mỏ mới sẽ được xây dựng trong thời gian tới như hầm lò của Công ty than NúiBéo, Khe Chàm II-IV… Ông Tuấn khẳng định: Việc nghiên cứu ứng dụng, đưa vào vậnhành thành công lò chợ cơ giới hóa đồng bộ sử dụng dàn chống tự hành chế tạo tạiViệt Nam trong ngành than là bước chuyển quan trọng, đánh dấu sự phát triểnkhoa học kỹ thuật chuyên ngành khai thác mỏ hầm lò nói riêng, may xuc mini vào sự phát triểncủa ngành mỏ Việt Nam nói chung…